Sổ hộ khẩu sớm sẽ bị vứt vào sọt rác, không còn gì để cắm mà vay nóng nữa. Hết nỗi lo bị làm thất lạc, trộm cắp các loại giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xe, ...
Không làm mà bị lỗi thì bị mắc mệt, còn làm rồi thì ngon. Tích hợp cả tài khoản ngân hàng cơ mà, cắm căn cước rút tiền phát một. Chính nhờ khả năng tiện dụng này, CCCD cũ hay CMT cũ không thể đú với cuộc cách mạng 4.0 và mạng 7G được rồi. Thế giờ cứ dùng song song cả được không nhỉ?Lợi ích khi dùng CCCD gắn chíp
- Định danh cá nhân, tích hợp mọi giấy tờ quan trọng.
- Không cần mang các loại giấy tờ khác dễ thất lạc.
- Chìa CCCD gắn chíp, đọc số CCCD hay quét mã QR sẽ xác minh thông tin.
- Tương lai sẽ bắn tiền dễ dàng khi nộp phạt, hết lo bị dọa giữ giấy tờ, nộp phạt loằng ngoằng.
- Dễ dàng làm lại khi bị mất, đánh cắp.
Hiện nay, người dân vẫn đang sử dụng cả Căn cước công dân mã vạch, Căn cước công dân gắn chip, Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số làm giấy tờ tuỳ thân chứng minh những đặc điểm riêng của mỗi công dân về lai lịch, nhân dạng gồm những nội dung: Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có); Ngày tháng năm sinh.; Đặc điểm nhân dạng, giới tính; Dân tộc, quê quán, nơi thường trú.
Tuy nhiên, hiện nay, trên cả nước đã thống nhất chỉ cấp CCCD gắn chip cho
công dân nếu người dân yêu cầu đổi, cấp lại loại giấy tờ tuỳ thân này. Và
với người đang sử dụng CMND, căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân
phải làm CCCD trong trường hợp:
- CMND hết hạn.
- CMND hư hỏng đến mức độ không còn sử dụng được nữa.
- Khi công dân thay đổi họ tên chữ đệm hoặc ngày tháng năm sinh.
- Khi Công dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ra khỏi phạm vi tỉnh.
- Khi công dân thay đổi đặc điểm nhận dạng như tẩy xoá sẹo, nốt ruồi, phẫu thuật thẫm mỹ…
- Khi CMND cũ bị mất.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP cũng nêu rõ, CMND có
giá trị sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp. Đồng thời, khoản 2 Điều 38
Luật Căn cước công dân cũng khẳng định, CMND đã được cấp trước ngày 1/1/2016
vẫn còn hạn thì được sử dụng cho đến hết 15 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, có thể thấy, pháp luật không bắt buộc công dân đang sử dụng
CMND còn thời hạn sử dụng phải đổi sang CCCD gắn chip. Hay nói cách
khác, người dân có thể tiếp tục sử dụng CMND của mình cho hết khi hết
hạn mới cần đi đổi hoặc nếu thuộc một trong các trường hợp nêu
trên.
CMND còn hạn có được dùng song song với CCCD không?
Khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA nêu rõ, thu lại Chứng minh nhân dân,
thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục
chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước
công dân.
Đồng thời, khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định, thu hồi
Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ đối với trường hợp công dân làm
thủ tục đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn
cước công dân.
Như vậy, theo quy định này, khi đổi từ CMND sang CCCD thì người dân sẽ bị
thu hồi thẻ CMND cũ nên sẽ không thể sử dụng song song cả CMND và CCCD gắn
chip mới.
Do hai Thông tư này được áp dụng từ ngày 1/7/2021 nhưng trước đó, Bộ Công an
đã triển khai cấp CCCD gắn chip cho công dân. Do đó, thời điểm trước, vẫn
rất nhiều người khi đổi sang CCCD gắn chip thì chỉ bị cắt góc CMND cũ mà
không bị thu hồi lại hoặc thậm chí còn bị "bỏ sót" không cắt góc.
Do đó, thực tế có rất nhiều người hiện đang có hai giấy tờ tuỳ thân là CMND
còn nguyên vẹn, còn hạn sử dụng và CCCD gắn chip mới được cấp. Và nhiều
người đã sử dụng song song cả hai loại giấy tờ này.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất ở trên, sau khi cấp CCCD sẽ phải thu hồi
CMND. Đồng nghĩa, CMND sẽ không còn giá trị sử dụng dù còn nguyên vẹn và còn
hạn sử dụng.
Do đó, nếu người nào vẫn có cả CMND và CCCD thì nên sử dụng CCCD để tránh
trường hợp sau này phải thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin thành số
CCCD.
Nguồn bài từ toquoc.vn
Hãy là người tiêu dùng CCCD gắn chíp thông thái giữa ảo giác thế giới số.
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!