Xã hội học tập thay đổi không ngừng, biến động của các loại mặt đời sống khiến tri thức phải đổi mới sáng tạo hơn bắt kịp mỗi thời khắc chuyển giao một học kỳ mới.
Nắm bắt được điều này, sau nhiều năm cải cách, đổi mới nữa và đội giá mãi. Từng lớp lớp thế hệ học trò, giáo viên, nhà trường cần hun đúc hơn nữa, thích nghi không ngừng,... để tri thức năm cũ vứt sọt rác, năm sau mua mới.
Nhờ nguồn tri thức mới đẹp hơn, rõ nét hơn, chất liệu tốt hơn, ấn bản thơm tho hơn mở ra chân trời sáng tạo. Khệ nệ bộ sách giáo khoa mới như cầm trong tay chìa khóa mở ra tương lai không còn lợn cợn "bế tắc".
Kể từ năm 1945 đến nay, ngành giáo dục nước nhà đã có 5 lần cải cách, thay đổi chương trình, sách giáo khoa, đó là: cải cách giáo dục năm 1950; cải cách giáo dục năm 1956; cải cách giáo dục năm 1979; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2000; đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2018.
Sách giáo khoa (viết tắt là trong tiếng Việt SGK) là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Thuật ngữ sách giáo khoa còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. Sách giáo khoa được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách. Việc xuất bản sách giáo khoa thường dành cho các nhà xuất bản chuyên ngành.
Hệ trọng là thế, những người ta vẫn cứ so đo vài đồng khi bỏ tiền mua sách. Văn hóa đọc kém, lười suy nghĩ, ỉ lại các kênh youtube, tiktok với kiến thức sao rỗng không có chiều sâu. Các gia đình cả năm bỏ bao tiền mua tấm áo mới cho con, chẳng lẽ lại để cháu nó cắp tập sách nham nhở, quăn mép, nhoằng nhịt chữ,... mỗi mùa tựu trường hay sao.
Thế thì làm sao mà NXB Giáo dục lãi cao kỷ lục được.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm ngoái lãi sau thuế 287 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với kế hoạch được cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.
Đây là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của đơn vị này. Những năm trước, lợi nhuận chỉ bằng khoảng phân nửa con số này, tức dao động quanh 120-150 tỷ đồng.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới công bố, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in hơn 164 triệu quyển sách giáo khoa trong năm 2021 – vượt 40% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt 1.828 tỷ đồng, trong đó trên 97% đến từ hoạt động phát hành sách và phần thiểu số là nguồn thu tài chính.
Dựa vào tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 39,9% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 17,9%, lãnh đạo nhà xuất bản đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh "hiệu quả".
7 công ty con hoạt động trong lĩnh vực tương tự do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nắm quyền chi phối cũng đều báo lãi, tổng cộng đạt 46 tỷ đồng.
Dù vậy, báo cáo của đơn vị này vẫn liệt kê một loạt khó khăn như dịch bệnh
gây trở ngại cho công tác in, vận chuyển, cung ứng sách trước ngày khai
giảng; kế hoạch in sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 bị động do Bộ Giáo dục
và Đào tạo phê duyệt mẫu chậm so với kế hoạch; nạn in lậu, làm giả sách ngày
càng tinh vi. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà xuất bản nói thêm "những thông tin
báo chí, dư luận xã hội bất lợi về bản quyền sách giáo khoa, hoạt động đấu
thầu mua sắm vật tư giấy in... cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản
xuất kinh doanh".
Kết quả kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nhảy vọt theo đà tăng giá sách giáo khoa. Năm học 2020-2021, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, giá sách cao hơn 3-4 lần. Năm nay, mức giá sách giáo khoa cho các lớp 3, 7 và 10 cũng cao hơn 2-3 lần so với các bộ sách cũ.
Lãnh đạo nhà xuất bản giải thích rằng giá cao bởi chi phí tăng ở cả bốn yếu tố cấu thành giá bán là số lượng cuốn sách trong một bộ sách, chi phí tổ chức bản thảo, chi phí vật tư và chi phí tiếp thị.
Sách giáo khoa hiện không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định
giá, mà do doanh nghiệp kê khai giá với Bộ Tài chính. Các nhà xuất bản tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá
sách đã kê khai.
Trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng yêu cầu nhà xuất bản rà soát toàn bộ quy trình biên soạn, in ấn, phát hành để giảm giá sách. Sau các lần chỉ đạo, giá sách được giảm 3-9% so với kê khai ban đầu.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có vốn điều lệ 596 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100%. Đơn vị này thường xuyên trễ hẹn, thậm chí không công bố thông tin định kỳ về chiến lược phát triển, kế hoạch đầu tư, báo cáo tài chính, báo cáo lương thưởng...
Phương Đông đến từ vnexpress
Đầu tư cho tri thức, mở lãi tương lai
Hòa chung niềm vui mở ra trang sách mới, đượm mùi giấy và mực, bừng sáng lên là bầu trời đầy chìa khóa mở ra những cánh cửa tri thức rối rắm phía trước. Một khoản đầu tư nho nhỏ chính là khoản lãi khủng cho tương lai mà bất kỳ ông bà, bố me nào cũng sớm đạt được.
Hình ảnh các con uyên thâm trong tất cả các lĩnh vực, uyên bác trong hầu hết các bộ môn phổ thông là những gì thấy rõ nhất. Và khi ra trường, dù bất kỳ ở cương vị nào, công tác ở mọi vị trí nào hay đơn giản chỉ là những shipper cho các tập đoàn vận tải lô-gích-tích quốc tế. Chúng ta cũng có thể tự hào vỗ ngực: "Cháu nó được học hành đầy đủ, đào tạo bài bản"
- Gói thầu số 1 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Bắc giai đoạn 2022-2023 gồm 46 nhà thầu có sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tiếp tục được mở Hồ sơ đề xuất tài chính.
- Gói thầu số 2 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Trung và khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2022-2023 gồm 45 nhà thầu có sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tiếp tục được mở Hồ sơ đề xuất tài chính.
- Gói thầu số 3 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Nam giai đoạn 2022-2023, gồm 45 nhà thầu có sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tiếp tục được mở Hồ sơ đề xuất tài chính.
Tổng giá của 3 gói thầu là 8.890 tỉ đồng. Dự kiến, trong tháng 7. 2022, Trung tâm sẽ công bố kết quả lựa chọn nhà thầu.
Những khoản lãi thấy được cả trăm tỷ đồng chính là những quả ngọt sau nhiều năm cải cách, đổi mới và đội giá. Đây chính là sự đầu tư đúng đắn và mang lại giá trị lớn mà Giáo dục và Y tế thường xuyên đầu tư vào:
"ĐẦU TƯ CHO TƯƠNG LAI"
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!