Vua Hùng đã có công dựng nước, rừng vàng biển bạc giữ lấy đừng phân lô bán nền

Hùng Vương - Tên gọi chung cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Không nằm trong chính sử mà nằm trong các câu chuyện truyền thuyết dân gian của người Việt được kể lại qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước..

Đã thành tục lệ quen thuộc, cứ 10/3 âm lịch hàng năm, hàng triệu con dân Việt Nam lại hành hương về mảnh đất Phú Thọ, về với đền Hùng. Tất cả đều náo nức dự lễ hội truyền thống trọng đại của dân tộc.


Với phần lớn người Việt Nam, các vua Hùng đại diện cho tổ tiên, cho truyền thống dựng nước và là niềm tự hào về nền văn minh đậm đà bản sắc riêng suốt nhiều nghìn năm. Xưa kia, người dân thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người, và đền thờ các vua Hùng đã luôn nhộn nhịp nô nức suốt cả năm chứ không định rõ ngày nào.

Chính vì quanh năm ăn giỗ, lễ bái liên miên, tốn kém công quả, lễ nhiều lại không bày tỏ được lòng thành kính của toàn dân. Vào một ngày của năm 1917,  Tuần phủ Phú Thọ là ông Lê Trung Ngọc đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm.

Mùa xuân năm Quý Hợi, niên hiệu Khải Định năm thứ 8 (1923), tấm bia "Hùng miếu điển lệ bi" dựng tại đền Thượng, Đền Hùng, đã ghi lại sự kiện lịch sử quan trọng này. Nội dung văn bia cũng ghi nhận Tuần phủ Lê Trung Ngọc là người có công đề xuất ngày Quốc Lễ này.


Vậy là dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3. Nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng. 


Chiểu theo theo Điều 73 của Luật Lao động được sửa đổi và bổ sung vào năm 2007, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 Âm lịch) chính thức là ngày nghỉ lễ được hưởng lương đối với người lao động. Khắp miền truyền mãi câu ca để nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Danh sách 18 vị Vua Hùng

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.


Đời vua

Tên Thuần Việt

Ghi chú
Thượng Tổ Kinh Dương Vương Húy là Lộc Tục (祿續).
Thái Tổ Lạc Long Quân Hiệu là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君). Húy là Sùng Lãm (崇纜).
1 Hùng Đức Vương ...
2 Hùng HiềnVương ...
3 Hùng Lân vương
4 Hùng Diệp vương
5 Hùng Hi Vương Phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛
6 Hùng Huy Vương
7 Hùng Chiêu Vương
8 Hùng Vĩ Vương
9 Hùng Định Vương
10 Hùng Hi Vương Phần bên trái chữ "hi" 曦 là bộ "nhật" 日
11 Hùng Trinh Vương
12 Hùng Vũ Vương
13 Hùng Việt Vương
14 Hùng Anh Vương
15 Hùng Triêu Vương
16 Hùng Tạo Vương
17 Hùng Nghị Vương
18 Hùng Duệ Vương


Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, cuối thời Hùng Vương, vua có người con gái vô cùng xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng, liền sai người đến cầu hôn. Hùng hầu can rằng Thục vương chỉ lấy cớ hôn nhân để xâm lược mà thôi. Thục vương đem lòng oán giận. Về sau Hùng Vương gả con gái cho Sơn Tinh, Thục vương căm giận, căn dặn con cháu phải diệt nước Văn Lang.

Cháu Thục vương là Thục Phán nối ngôi, có dũng lược, đem quân xâm lược Văn Lang. Hùng Vương có binh hùng tướng mạnh đánh bại Thục Phán. Hùng Vương bảo Thục Phán rằng: Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư?, rồi bỏ bê đất nước, chỉ lo ăn uống vui chơi. Khi quân Thục kéo sát đến nơi, vua còn say mềm chưa tỉnh. Tỉnh dậy, Hùng Vương cùng đường, thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng Thục Phán. Từ đây trong sử sách nước Việt bước sang kỷ mới gọi là Kỷ nhà Thục


Suốt nghìn năm chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Khắp dọc chiều dài biên cương tổ quốc đã ghi dấu bao xương máu của những bậc tiền nhân, của những anh hùng liệt sĩ. Một lòng hướng về nguồn cội về quê hương để thấy nơi tự hào dân tộc, thêm yêu quý từng tấc đất tấc vàng. Khi ta ở đó là ĐẤT NƯỚC của Nguyễn Đình Thi, khi phân lô bán nền nó chỉ là bong bóng bất động sản.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn