Hòa chung niềm vui âm tính. Các F0 đều muốn bung lụa và book ngay một cái lịch để chia sẻ kiến thức cho bạn bè, người thân về "cách tự điều trị covid tại nhà"
Vây nên ăn mừng thế nào, ăn mừng gì trong 3-5 ngày sắp tới. Một nồi lẩu hay kiếm một nhà hàng luôn khiến ta băn khoăn. Tránh tụ tập lúc này để đỡ tái nhiễm và lây lan là điều phải làm.
Nhiều ca F0 sau khi âm tính xong. Liệu có cần theo sõi SpO2 nữa hay không. Liệu chỉ số này có thực sự quan trọng để sắm một con máy SpO2 lúc này?
SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen - độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.
Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn
- SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
- SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
- SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
- SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
- SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Chỉ số SpO2 của một người bình thường là từ 95-100%. Khi chỉ số SpO2
dưới 95% là có bất thường. Với bệnh Covid-19 có những nghiên cứu chỉ số SpO2
dưới 94%, có nghĩa là ở mức 93% thì bác sĩ sẽ can thiệp. Tôi cũng luôn khuyến
cáo bệnh nhân khi SpO2 ở mức 93% thì phải liên hệ y tế chuyển viện, dùng thuốc
chống viêm, chống đông và cho bệnh nhân nằm sấp.
Có một nhóm nhỏ bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính SpO2 chỉ 90-93% thì cần phải biết được SpO2 nền. Với bệnh nhân này nếu giảm 3% với SpO2 nền thì cần phải can thiệp.
Bệnh nhân mắc Covid-19 cần phải theo dõi SpO2 cụ thể như sau:
Chỉ số SpO2 theo dõi từ ngày đầu tiên khi xác định bị Covid-19 (ngày khởi phát) có triệu chứng như: rát họng, ho, chảy nước mũi, nên đo ngày 2 lần.
F0 cần đo tới ngày thứ 7 tính từ ngày khởi phát bệnh (không phải thời điểm dương tính). Vì trong từ 5-7 ngày sẽ có khả năng chuyển nặng. Nếu sau 7 ngày SpO2 ổn, hết triệu chứng có thể không cần phải theo dõi thì chúng ta chỉ cần theo dõi thêm 3 ngày nữa. Sau 10 ngày SpO2 ổn thì chúng ta có thể yên tâm.
Nếu tới ngày thứ 5-7 SpO2 giảm 93% thì cần phải nhập viện điều trị.
Trường hợp có F0 ngày thứ 3, thứ 5 khi xét nghiệm âm tính thì có cần theo dõi SpO2 hay không?
Đây là câu hỏi tôi nhận được khá nhiều từ bệnh nhân. Tôi khẳng định bệnh Covid-19 là bệnh 2 pha: pha virus và pha miễn dịch.
Theo diễn tiến của bệnh sau 5-7 bệnh nhân ở pha virus, đa phần sẽ khỏi. Ở giai đoạn sau 5-7 ngày xét nghiệm nhanh âm tính, nhưng có khoảng 1-2% bệnh nhân trở nặng (ở người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin) và 10% người chưa tiêm đủ vắc xin.
Khi xét nghiệm nhanh âm tính nhiều người nghĩ rằng đã khỏi bệnh, nhưng ngay sau đó phải vào viện cấp cứu. Đây là lý do chúng tôi luôn yêu cầu bệnh nhân phải theo dõi SpO2 sau khi xét nghiệm âm tính thêm khoảng 3 ngày.
Do thời điểm này bệnh đã đi qua pha virus và chuyển sang pha miễn dịch. Lúc này hệ thống miễn dịch lại hoạt động mạnh mẽ để đào thải virus (nếu phản ứng miễn dịch phản ứng thái quá sẽ gây bất lợi cho cơ thể).
Khi xét nghiệm âm tính chúng ta sẽ rất mừng nhưng cố gắng theo dõi 3-5 ngày nữa để đảm bảo chắc chắn chúng ta đã khỏe mạnh.
- Bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh, Phòng khám gia đình (TP.HCM) -
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!