Kiếm tìm hạnh phúc, có cần lên đỉnh không?

Tận cùng của hạnh phúc là gì? Là thỏa mãn nhưng khát khao mong muốn? Là có đủ những vật chất? Là cái méo gì cũng là theo quan niệm của mỗi người. Nhưng chắc chắn nó là đỉnh cần phải lên.

Ngay từ nhỏ, trẻ con hay hỏi mình sinh ra từ đâu? À thì đó là bố mẹ cùng lên đỉnh, kiếm tìm hạnh phúc, và đó chính là con, con được sinh ra từ hạnh phúc.


Nếu được giáo dục tốt đến đâu, trẻ con sẽ tâm niệm và gieo hạnh phúc vào đầu. Là là khi gia đình tuyệt với bên cạnh, bạn bè đầy yêu thương, xã hội đầy rẫy những lá lành đùm bọc lá rách, là con người đối xử với nhau. Cho đến khi chúng hiểu hơn thông qua group 18+, lên đỉnh là phải thế này và cần thế này.

Sau đây là câu chuyện đến từ M416 của phapluat.suckhoedoisong.vn về một ông bố lên đỉnh nhưng không phải hạnh phúc với mẹ. mời các bác theo dõi.

"Bố tôi ngoại tình, mẹ tôi biết điều đó và bà vẫn không ly hôn vì…”

Tôi từng đọc đâu đó trên mạng bài tâm sự của một nữ sinh: "Cuối cùng mẹ tôi cũng bắt gặp cảnh Tuesday đang nằm trên giường trong phòng ngủ chính. Trong phòng là cảnh đánh lộn xen lẫn tiếng khóc lóc kêu gào, còn tôi ngồi ở phòng khách, trong lòng chỉ có sự ghê tởm sâu sắc".

Nếu cuộc hôn nhân của bạn không hạnh phúc, bạn có chọn ly hôn?

Nữ sinh này biết việc bố mình ngoại tình từ 3 năm trước. Nữ sinh nhớ ngày hôm đó, mẹ cô đã khóc rất nhiều. Bà cũng hét lên rằng chắc chắn sẽ không ly hôn và bố cô thì đóng sầm cửa và bỏ ra ngoài.

Kể từ hôm đó, bố cô về nhà càng ngày càng muộn, thời gian dành cho gia đình càng ngày càng ít và mẹ cô thì trút hết sự bất mãn lên người cô. Chỉ cần bố cô đi thông đêm, mẹ cô sẽ bắt cô đứng đó nghe bà trách móc, kể lể về nỗi bất hạnh và khó khăn của mình, sẽ gọi cô là của nợ. Chỉ cần có gì không hợp ý, dù là chuyện nhỏ như ăn uống, mẹ cô cũng dễ dàng nổi giận. Điểm số ở trường mà không tốt, cô sẽ bị mẹ đánh thẳng vào đầu, bà cũng dùng ngón trỏ chọc vào thái dương của cô mà đay nghiến.

Nữ sinh sợ căn nhà lạnh lẽo của mình, sợ gương mặt thoạt trông vẫn rất yêu thương con cái của bố và càng sợ vẻ hung tợn cùng những lời chì chiết từ mẹ mà cô vẫn phải nghe hàng ngày:

"Nếu không phải vì cô, tôi đã ly hôn từ lâu rồi!"

"Tôi chịu khổ quá lâu rồi, tất cả cũng chỉ vì muốn tốt cho cô!"

Mẹ nữ sinh trở nên phiền muộn nhiều hơn, cáu kỉnh nhiều hơn và càng ngày càng ít nói hơn.

Một ngày nọ, khi nữ sinh đi học về, cô nghe thấy tiếng mẹ khóc ngay khi vừa bước vào cửa. Mẹ cô đang giật tóc một người phụ nữ lạ mặt và bố cô thì xô ngã mẹ cô. Cô những tưởng mình sẽ lao vào giúp mẹ nhưng không. Khoảnh khắc ấy, cô chỉ cảm thấy tội lỗi đầy mình, tổ ấm này khiến cô mệt mỏi vô cùng.

"Tôi căm thù sự không chung thủy của bố tôi và sự vô liêm sỉ của tiểu tam, nhưng có vẻ như tôi phát hiện ra mình còn ghét luôn cả sự hèn nhát và ích kỷ của mẹ".

Có vẻ như điều này rất giống với những gì tôi từng đọc được: "Cho con một mái ấm trọn vẹn thực sự là mơ tưởng hão huyền. Có một vài mái ấm, một vài người thân, thà không có còn hơn".

01 | Vì con cái mà giữ lấy một gia đình sẽ khiến con cái tổn thương nhiều nhất

Trên thực tế, dưới nhiều áp lực của định kiến, xã hội cũng như quan niệm truyền thống, khoảng 60% bậc làm cha làm mẹ tin rằng họ không nên tiếc công sức để duy trì sự toàn vẹn của gia đình cho con cái, dù chúng có bầm dập, đau đớn.

Thế nhưng chúng ta cũng biết, một cuộc hôn nhân chắp vá như thế mới khiến những đứa trẻ tổn thương nhiều nhất.

"Ông ta không chết, tôi sẽ không kết hôn!", câu nói này phát ra từ miệng của một người bạn tôi quen, khi đó 30 tuổi.

12 năm trước, anh ta phát hiện ra việc bố mình ngoại tình với cô hàng xóm. Sau nhiều lần cảnh cáo tiểu tam nhưng không thành công, anh đã van nài mẹ ly hôn và hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống.

Nhưng để bảo vệ tài sản của con trai khỏi bị tiểu tam cướp mất, mẹ anh nhắm mắt làm ngơ.

Dưới sự nhịn nhục của mẹ anh, bố anh và người hàng xóm kia tiếp tục mối tình ngoài luồng thêm 7-8 năm nữa. Người bạn của tôi vừa xấu hổ về việc ngoại tình của bố, vừa vô cùng thất vọng trước sự nhún nhường của mẹ. Anh hận bố vì không biết đường hối cải dù nhiều lần được khuyên can, lại càng hận mẹ hơn vì chọn cách mặc kệ tất cả.

Nội tâm anh trở nên nhạy cảm hơn, tính cách trở nên gai góc hơn, anh từ chối mọi giao tiếp với bố mẹ và không nghĩ gì đến chuyện yêu đương, kết hôn nữa... Như bố mẹ mong muốn, anh bình an lớn lên trong một "gia đình hoàn chỉnh" nhưng anh cũng đã hoàn toàn khép kín trái tim mình với gia đình.

Sau tất cả, đó dường như là cách người bạn của tôi trả thù người bố lừa dối và người mẹ "nhu nhược" của mình.

Nhà giáo dục Anton Makarenko từng nói: "Cho con tất cả, hy sinh mọi thứ, thậm chí sẵn sàng hy sinh cả hạnh phúc của bản thân, là món quà khủng khiếp nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái".


Trong một cuộc hôn nhân cố gắng níu kéo, bản thân những đứa con sẽ nhìn thấy được sự dứt tình của bố mẹ mình. Những ân oán bất tận giữa bố mẹ phá hủy niềm khao khát hôn nhân tương lai của đứa trẻ. Cần nhớ rằng khi con cái thấy rằng bố mẹ đã hy sinh hạnh phúc riêng vì mình, chúng sẽ không thấy biết ơn đâu, về lâu về dài, chúng chỉ thấy sợ hãi và tự trách bản thân mà thôi.

Những vết sẹo đó sẽ khắc sâu trong tâm hồn trẻ thơ và sẽ trở thành nỗi đau đeo bám chúng suốt đời.

02 | Bố mẹ không hạnh phúc, con cái đều biết hết

Trẻ con lúc nào cũng thể hiện hết cảm xúc buồn vui giận hờn của mình ra ngoài trong khi người lớn lại luôn sẵn sàng giấu chúng đi. Nhưng đừng vì thế mà nghĩ trẻ con không hiểu gì, chúng là người quan sát và trải nghiệm trực quan nhất tình cảm giữa bố và mẹ chúng.

Nhà văn Trì Lê từng tâm sự về cuộc hôn nhân của mình trong cuốn Come On, My Child. Khi con gái còn nhỏ, bà luôn tranh cãi với chồng cũ về những chuyện vặt vãnh. Nhiều lần bà lao ra khỏi nhà, tưởng rằng sẽ không bao giờ quay lại, nhưng cuối cùng bà vẫn chọn cách thỏa hiệp vì con gái. "Chỉ cần một chữ 'nhẫn', sẽ được răng long đầu bạc", những chữ này đã trở thành niềm tin của Trì Lê.

Đến khi con gái được mười mấy tuổi, nữ nhà văn cuối cùng cũng không thể tiếp tục cuộc hôn nhân của mình lâu hơn được nữa. Để không ảnh hưởng đến việc thi vào cấp 3 của con gái, bà âm thầm làm thủ tục ly hôn với chồng, thậm chí chấp nhận sống chung với chồng cũ dưới cùng một mái nhà suốt 3 năm.

Tới lúc con gái dọn vào ở kí túc xá, Trì Lệ cũng dọn ra khỏi nhà nhưng không mang theo bất kỳ vật dụng cá nhân nào. Cứ cuối tuần, bà sẽ vội vàng chạy về nhà chồng cũ để nấu ăn cho con và tiếp tục cho con một gia đình trọn vẹn trong giả tạo.

Đến khi con lên cấp 3 thành công, Trì Lệ mới quyết định nói ra sự thật. Và không ngoài dự đoán, cô con gái thực ra đã phát hiện ra tờ đơn ly hôn của bố mẹ giấu trong tủ từ lâu.

"Ly hôn là chuyện riêng tư của hai người, con không can thiệp được. Theo con, bố mẹ cũng không hợp nhau, ly hôn cũng tốt, ly hôn càng sớm có khi càng tốt hơn", cô con gái nói.

"Vậy thì con có ghét mẹ không?", Trì Lệ hỏi.

"Mẹ cứ làm những gì mẹ muốn. Hạnh phúc của mẹ chính là hạnh phúc của con".

Rõ ràng, điều mà những đứa con sợ hãi không bao giờ là một gia đình không trọn vẹn, mà là bố mẹ chúng coi nhau như kẻ thù. Điều chúng cần không phải là bố mẹ tỏ ra hòa thuận, mà là cảm giác an toàn và tình yêu thương từ bố mẹ.

Khi bố mẹ không còn yêu nhau, xin đừng cố chấp nghĩ rằng một gia đình trọn vẹn mới là tốt nhất cho con cái. Hôn nhân không nên là cái lồng kìm hãm nhau bởi ý nghĩa của gia đình trong mắt những đứa con chưa bao giờ là "trọn vẹn", mà là "hạnh phúc".

03 | Bạn cần nghĩ cho bạn trước khi nghĩ về những thứ khác

"Chẳng lẽ tình cảm có vấn đề, nhất định phải ly hôn hay sao?".

Đúng, câu trả lời là chưa chắc.

Trên đời này vốn không tồn tại khái niệm nửa kia hoàn hảo. Trong cuộc sống hôn nhân lâu dài, bình thường không thể nào tránh khỏi được những khủng hoảng, rạn nứt.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Chỉ là khi cuộc hôn nhân đi đến ngã ba đường, điều đầu tiên cả hai vợ chồng cần quan tâm là: trong tương lai hai người liệu có thể thay đổi vì nhau được hay không và có cơ hội nào để hàn gắn mối quan hệ của cả hai hay không. Còn con cái chỉ có thể là một trong những yếu tố tham khảo mà thôi.

Đừng cảm thấy oán giận, đừng nhún nhường, hãy chọn một cuộc sống có thể khiến bạn cảm thấy được yêu thương. Có như vậy, dù là buông bỏ hay làm lại từ đầu, thì đó mới là sự tôn trọng lớn nhất đối với bản thân và con cái bạn.

Món quà tốt nhất mà cha mẹ có thể tặng cho con cái là bản thân hạnh phúc. Tuổi thơ hạnh phúc có thể chữa lành cả đời, đừng để con bạn dùng cả đời để chữa lành tuổi thơ.

Lên đỉnh nó như gia vị của hạnh phúc. Hạnh phúc tinh khiết hay đắng cay cũng do gia vị nêm nếm vào. Thêm mắm muối, vắt chanh chua, thêm hớp rượu, nướng trên than hồng, ... Sự chuyển hóa/ thay đổi từ vị thay sang vị kia là cách gia vị làm món ăn đỉnh hơn. Cùng nhau lên đỉnh tìm hạnh phúc không được, thì phải tìm đỉnh khác để lên.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn