Cần cái tát của Will Smith cho hài nhảm

Những nhân vật béo, lùn, hói, vẩu... từ lâu đã trở thành công cụ chọc cười được nhiều nghệ sĩ Việt sử dụng cả trên sân khấu lẫn truyền hình.

Cái tát của Will Smith dành cho Chris Rock ngay trên sân khấu của lễ trao giải Oscar có lẽ là đề tài nóng nhất những ngày qua trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội. Cá nhân tôi, tuy không ủng hành động sử dụng bạo lực của nam tài tử vừa thắng giải "Nam diễn viên chính xuất sắc", nhưng cũng kịch liệt phản đối trò đùa quá lố của Chris Rock.


Thế nhưng, liệu đây có phải chỉ là một vấn đề xa lạ của một đất nước xa xôi? Câu chuyện này khiến tôi liên tưởng ngay đến nhiều vở hài kịch hay phim hài của chính chúng ta. Khi việc lấy những khiếm khuyết trên cơ thể con người từ lâu đã trở thành một miếng hài dễ dãi, được nhiều nghệ sĩ sử dụng.

Nếu từng xem một số tiết mục hài kịch trên sân khấu, truyền hình từ Nam ra Bắc, thậm chí là một số các phim chiếu rạp, không khó để chúng ta bắt gặp những miếng hài kiểu thế này. Chẳng hạn như việc luôn phải có một nhân vật quá béo, quá gầy, quá lùn, răng hô, đầu hói, mặt tàn nhang, da đen, thọt chân, khoèo tay, nói lắp, đồng tính... được đưa ra để làm tâm điểm đùa cợt, chọc cười khán giả.

Phải thừa nhận rằng, phần lớn những chiêu trò đấy lập tức đem lại hiệu ứng bởi những tràng cười không ngớt từ phía người xem. Người ta cứ hễ thấy một nhân vật nào đó khác thường, càng xấu xí, càng quái dị thì lại càng dễ cười. Thế nên không lạ khi nhiều nghệ sĩ (thậm chí là có tiếng) vẫn liên tục vận dụng mảng miếng theo kiểu mỳ ăn liền như vậy để đạt được mục đích của mình.

Body shaming – miệt thị ngoại hình là việc sử dụng ngôn từ hoặc hành vi để dè bỉu, chê bai ngoại hình của người khác. Hành vi này khiến cho người bị miệt thị cảm thấy xúc phạm hoặc mặc cảm về cơ thể của mình. Mục tiêu của body shaming có thể là cân nặng, chiều cao, vóc dáng, màu da hay thậm chí là nhan sắc, hay bất cứ đặc điểm gì trên cơ thể của chúng ta. Vì thế, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của body shaming.

Có lẽ, với nhiều người, đây vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ, nhưng thực tế, hành động miệt thị ngoại hình này đã tồn tại trong cuộc sống của chúng ta từ rất lâu. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi và biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Từ ngoài đường, trên những biển hiệu quảng cáo, trên TV, thậm chí trong chính gia đình.


Người Việt thích đùa, chúng ta yêu thích cảm giác chọc cười người khác và được ai đó gây cười. Không khó có thể thấy body shaming trên sân khấu và truyền hình ở nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt khi hài kịch lên ngôi như là một lối thoát cho những người làm trong ngành nghệ thuật. Trong khi đó, khán giả cũng thoải mái cười cợt một cách vô thức, theo bản năng, mà không hề nghĩ rằng liệu những người có khuyết tật hình thể như vậy sẽ cảm thấy như thế nào?

Em gái tôi đã bật khóc khi xem một vở hài kịch mà nhân vật nữ có hàm răng hô liên tục bị mang ra miệt thị với những cụm từ như "răng nạo dừa", "mưa không sợ ướt", "răng đi trước môi lả lướt theo sau"... vì em sinh ra cũng có một hàm răng không được đẹp. Thế đó, với bạn, đó có thể là một thứ gì đó hài hước, buồn cười, nhưng cũng có rất nhiều người khác lại thấy bị tổn thương và xúc phạm. Vậy chẳng lẽ, cảm xúc của họ không đáng được tôn trọng?

  • Công chúng không nuôi, nghệ sĩ chỉ hữu danh vô thực
  • Nghệ sĩ bán hình tượng, công chúng mua bằng niềm tin
  • Nghệ sĩ ngộ nhận 'không cần công chúng nuôi'
  • 'Công chúng không nuôi nghệ sĩ?'
  • Nghệ sĩ 'ngáo' quyền lực


Với những diễn viên nổi tiếng, họ có thể không cảm thấy bị tổn thương vì vốn đã được nhiều người hâm mộ. Họ thậm chí còn không ngại phô ra những khiếm khiết trên cơ thể mình, coi đó như một đặc trưng riêng để đánh bóng tên tuổi của bản thân. Nhưng họ không biết rằng hành động body shaming đó lại như những lưỡi dao sắc lẹm cứa vào nỗi đau của nhiều người khác.

Mỗi con người đều được sinh ra với những hình hài, giới tính khác nhau. Có những người không may mắn bị khuyết tật về hình thể. Bản thân họ đã phải chịu đựng nhiều lời miệt thị trong cuộc sống hằng ngày. Thế nên, chẳng có thứ nghệ thuật chân chính, văn minh nào được phép lấy ngoại hình của người khác ra làm trò cười để mua vui. Mong rằng những người làm nghệ thuật và cả những khán giả thưởng thức nghệ thuật của Việt Nam sẽ sớm thay đổi tư duy, nhận thức, để nâng tầm giá trị cho nghệ thuật nước nhà, thẳng tay tẩy chay những sản phẩm lệch chuẩn.

Nguồn bài viết và tham gia bình luận cùng Mai Mai tại vnexpress.net
Ảnh minh họa nhặt trên mạng



Thành quả dưỡng dục của gia đình, nhà trường và xã hội sao lại thành ra lắm suy đồi: anh em nương tựa thịt nhau, cha dượng thịt con riêng, chú ĐH luật thịt cháu;  cướp chồng giật bồ, xin link 29s hot girl, làm ăn bán chui chộp giật, ... Cha mẹ còng lưng cho ăn học mà không thấy hài nhảm, hãy tắt tivi thì thực đáng trách.

Người nghệ sĩ hài nhảm không chua xót cho khán thính giả đâu. Chỉ thấy chăm chăm chạy show, bỡn cợt giới tính, miệt thị hình thể,... để tranh thủ mùa lũ về, các "Lũ Tổ" lại hiển linh.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn