Tỷ phú Elon Musk đã chia sẻ về 50 Cognitive Biases/Thiên kiến nhận thức để các cha giàu/nghèo sửa lỗi tư duy và khuynh hướng phi lý trí phổ biến của con người mà trẻ em nên biết từ sớm.
Tất nhiên là hấp thu hết 50 bí kíp làm người này không khiến thành tỉ phú được Nhưng là một trong nhiều cách để có thể soi lại mình và soi ra những thằng N.G.U quanh ta.
Sau đây là 50 bí kíp để phát triển
Trí khôn của ta đây mà mọi đứa trẻ nên sớm học và vận dụng vào cuộc sống. Dù gì thì uốn
cây non còn được, chứ già và cổ hủ rồi thì cố chấp lắm chỉ xem để ngẫm
thôi.
Sau đây là phần chi tiết phiên bản lược dịch ra tiếng Việt từ CafeF và tiếng anh của Titlemax. Chứ Ngu Trí tuổi tôm chỉ có dịch Google thì kết quả đắng lắm. Mời các bạn khảo nghiệm.
Vn
En
50 loại thành kiến nhận thức phổ biến
- Lỗi quy chụp căn bản: Khi người khác đến muộn, đó là do họ lười. Khi bạn đến muộn, đó là do đường tắc.
- Thiên kiến tự phục vụ: Bạn nghĩ mình thành công là nhờ năng lực và bản thân, còn thất bại là do hoàn cảnh hoặc thiếu may mắn.
- Ưu đãi bè phái: Bạn có xu hướng thiên vị thành viên nhóm mình hơn những người khác.
- Hiệu ứng đoàn tàu: Bạn chạy theo xu hướng, làm điều mà những người khác cũng đang làm.
- Tư duy tập thể: Bạn thuận theo số đông để tránh xung đột. Đây cũng là sai lầm khiến nhiều tổ chức sụp đổ.
- Hiệu ứng hào quang: Bạn có ấn tượng tốt về một người và cho rằng họ có nhiều đức tính đẹp khác chỉ vì thấy họ thể hiện một đức tính tốt. Ví dụ, người xinh đẹp và tự tin chưa chắc đã thông minh và tốt bụng.
- May mắn đạo đức: Cho rằng người chiến thắng luôn là người có phẩm chất tốt đẹp hơn.
- Lời nguyền kiến thức: Mặc định rằng mọi người đều biết cái mà mà mình vừa học được.
- Hiệu ứng ánh đèn sân khấu: Đánh giá quá cao suy nghĩ của người khác về mình.
- Hiệu ứng lối tắt sẵn có: Bạn nghĩ rằng đi xe máy an toàn hơn đi máy bay chỉ vì báo chí thường đưa tin nhiều về tai nạn máy bay, trong khi thực tế thì ngược lại. Con người có xu hướng đánh giá dựa trên mức độ dễ dàng mà điều gì đó xuất hiện trong suy nghĩ của chúng ta (VD: Tai nạn máy bay để lại nhiều ấn tượng hơn là tai nạn xe máy hay ô tô)/
- Quy chụp phòng thủ: Đổ lỗi cho một người hoặc yếu tố nào đó để làm giảm khả năng nó xảy ra với chính bản thân mình. (VD: Khi chứng kiến tai nạn giao thông, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc tài xế có lỗi, thay vì nghĩ rằng tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai.)
- Định kiến "đời là thế": Tin rằng mọi việc trên thế giới này đều diễn ra theo luật nhân-quả nhằm hợp lý hóa các sự kiện xảy ra trong cuộc sống.
- Chủ nghĩa hiện thực ngây thơ: Nghĩ rằng mình hiểu rõ thực tại hơn bất kỳ ai khác.
- Chủ nghĩa hoài nghi ngây thơ: Cho rằng ai sống cũng chỉ ích kỷ nghĩ cho bản thân.
- Hiệu ứng Barnum: Hiệu ứng này thường xảy ra khi bạn đọc những thông tin về chiêm tinh hay tử vi. Những điều bạn nghĩ là chỉ đúng với mình thật ra lại đúng với cả số đông.
- Hiệu ứng Dunning Kruger: Bạn đánh giá khả năng nhận thức của mình cao hơn năng lực thực tế. Càng kém cỏi, bạn lại càng cảm thấy tự tin, bởi bạn không đủ khả năng để hiểu vị trí chính xác của mình. Ngược lại, những người càng giỏi lại càng cảm thấy tự ti, bởi họ biết mình còn nhiều điều chưa biết.
- Hiệu ứng mỏ neo: Thông tin đầu tiên mà bạn nghe thấy sẽ định hướng hoặc đóng khung cách nhìn nhận của bạn về một vấn đề cụ thể.
- Thiên kiến vô ý thức: Dựa dẫm quá mức vào các hệ thống tự động như GPS hay tự động sửa lỗi.
- Hiệu ứng Google: Bạn sẽ dễ quên những gì mà bạn chỉ cần Google là ra.
- Phản kháng: Bạn làm ngược lại điều được dặn khi cảm thấy bị uy hiếp và dồn vào chân tường.
- Thiên kiến xác nhận: Bạn có xu hướng tìm kiếm và dễ bị thuyết phục bởi những thông tin ủng hộ cho ý kiến của mình.
- Hiệu ứng phản ứng ngược: Việc liên tục nhắc đến một thông tin sai để phản bác nó có thể khiến người khác càng tin vào thông tin sai đó.
- Hiệu ứng người thứ ba: Bạn tin rằng mình sáng suốt hơn số đông và không dễ bị mắc lừa bởi những chiêu trò thường thấy.
- Thiên kiến niềm tin: Bạn đánh giá vấn đề dựa trên góc nhìn và niềm tin sẵn có thay vì nhìn vào bản chất vấn đề.
- Thiên kiến về Điều sẵn có: Bạn có xu hướng tin thứ gì đó nhiều hơn nếu chúng được lặp đi lặp lại, bất kể chúng có đúng hay không.
- Chủ nghĩa suy tàn: Bạn tin rằng quá khứ mới là điều tốt đẹp, còn tương lai sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
- Thiên kiến nguyên trạng: Bạn muốn mọi thứ giữ nguyên hiện trạng, kể cả khi việc thay đổi đem lại nhiều lợi ích hơn.
- Bẫy chi phí chìm: Bạn quyết định tiếp tục một việc gì đó vì tiếc tiền bạc và công sức đã bỏ ra, dù biết rằng mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu. (VD: Nhà đầu tư tiếp tục bỏ thêm tiền đầu tư với hy vọng sẽ kiếm lời bù lỗ.)
- Ảo tưởng của những con bạc: Bạn cho rằng xác suất trong tương lai bị ảnh hưởng bởi các sự kiện trong quá khứ. (VD: Nếu tung đồng xu 10 lần đều ra mặt sấp, bạn sẽ nghĩ nhiều khả năng lần thứ 11 sẽ là mặt ngửa, trong khi thực tế chưa chắc đã vậy.)
- Thiên kiến không rủi ro: Bạn cố gắng giảm thiểu một khía cạnh rủi ro của một vấn đề xuống mức tối thiểu bất chấp vấn đề đó có nhiều khía cạnh rủi ro khác.
- Hiệu ứng đóng khung tâm lý: Bạn có xu hướng đưa ra quyết định về thông tin dựa trên cách thông tin được trình bày.
- Khuynh hướng khuôn mẫu: Bạn có xu hướng nhận định thành viên của một nhóm xã hội có những đặc điểm nhất định, hay còn gọi là "vơ đũa cả nắm". (VD: Người thành công thường dậy sớm).
- Thiên kiến đồng nhất về những người ngoài nhóm: Bạn nghĩ rằng các thành viên trong nhóm mình là khác biệt, "mỗi người một vẻ", còn tất cả những người ngoài kia đều giống nhau.
- Thiên kiến uy quyền: Bạn quá tin tưởng vào một nguồn nhất định mà bạn cho là uy tín, dù có nhiều nguồn khác sáng tạo, hiệu quả và chính xác hơn.
- Hiệu ứng giả dược: Nếu bạn tin một thứ gì đó có hiệu quả, bạn có thể sẽ thấy một chút hiệu quả của nó, cho dù nó có hiệu quả thật hay không.
- Thiên kiến kẻ sống sót: Bạn chỉ nhớ đến những người chiến thắng ít ỏi mà quên mất vô số những người thất bại ngoài kia.
- Tư duy tăng tốc: Tình trạng kiệt sức, chất kích thích và những chấn thương tâm lý gây xáo trộn nhận thức về thời gian của bạn.
- Định luật tầm thường: Bạn quan trọng hóa những vấn đề nhỏ nhặt trong khi xem nhẹ những vấn đề quan trọng hơn.
- Hiệu ứng Zeigarnik: Bạn liên tục lo lắng về những công việc dang dở, nhưng đây cũng là động lực giúp bạn hoàn thành tốt công việc.
- Hiệu ứng Ikea: Bạn có xu hướng đánh giá quá cao giá trị của một thứ mình góp phần tạo ra.
- Hiệu ứng Ben Franklin: Bạn có xu hướng thân thiện hơn với một người sau khi đã giúp họ làm việc gì đó, đặc biệt là nếu trước đây bạn từng ghét, không thích hoặc không quan tâm tới họ.
- Hiệu ứng người ngoài cuộc: Khi càng nhiều người có mặt tại hiện trường thì lại càng có ít người giúp đỡ nạn nhân. Ai cũng nghĩ "chắc ai đó sẽ làm", còn đó không phải là trách nhiệm của mình.
- Thông tin gợi ý: Ký ức của bạn bị sai lệch do lời nói, hành động hoặc cách dẫn dắt của người khác.
- Ký ức giả: Bạn hồi tưởng về một thứ chưa từng xảy ra hoặc xảy ra sai lệch so với quá khứ.
- Ký ức ẩn giấu: Bạn nghĩ ký ức của mình chỉ là tưởng tượng, trong khi đó là ký ức thật.
- Ảo giác gom nhóm: Bạn có xu hướng "nhìn thấy" quy luật trong một hệ thống dữ liệu ngẫu nhiên.
- Thiên kiến tiêu cực: Bạn có xu hướng nhìn thấy nhiều điều tiêu cực xảy đến với mình.
- Thiên kiến lạc quan: Bạn có xu hướng nhìn thấy nhiều điều tích cực xảy đến với mình.
- Đồng thuận sai: Cho rằng mọi người đều đồng tình với bạn dù sự thật không phải vậy.
- Thiên kiếm điểm mù: Bạn nghĩ rằng mình không có nhiều thiên kiến như những người khác, trong khi sự thực không phải như vậy.
50 Types of Common Cognitive Biases
- Fundamental Attribution Error: We judge others on their personality or fundamental character, but we judge ourselves on the situation.
- Self-Serving Bias: Our failures are situational, but our successes are our responsibility.
- In-Group Favoritism: We favor people who are in our in-group as opposed to an out-group.
- Bandwagon Effect: Ideas, fads, and beliefs grow as more people adopt them.
- Groupthink: Due to a desire for conformity and harmony in the group, we make irrational decisions, often to minimize conflict.
- Halo Effect: If you see a person as having a positive trait, that positive impression will spill over into their other traits. (This also works for negative traits.)
- Moral Luck: Better moral standing happens due to a positive outcome; worse moral standing happens due to a negative outcome.
- False Consensus: We believe more people agree with us than is actually the case.
- Curse of Knowledge: Once we know something, we assume everyone else knows it, too.
- Spotlight Effect: We overestimate how much people are paying attention to our behavior and appearance.
- Availability Heuristic: We rely on immediate examples that come to mind while making judgments.
- Defensive Attribution: As a witness who secretly fears being vulnerable to a serious mishap, we will blame the victim less if we relate to the victim.
- Just-World Hypothesis: We tend to believe the world is just; therefore, we assume acts of injustice are deserved.
- Naïve Realism: We believe that we observe objective reality and that other people are irrational, uninformed, or biased.
- Naïve Cynicism: We believe that we observe objective reality and that other people have a higher egocentric bias than they actually do in their intentions/actions.
- Forer Effect (aka Barnum Effect): We easily attribute our personalities to vague statements, even if they can apply to a wide range of people.
- Dunning-Kruger Effect: The less you know, the more confident you are. The more you know, the less confident you are.
- Anchoring: We rely heavily on the first piece of information introduced when making decisions.
- Automation Bias: We rely on automated systems, sometimes trusting too much in the automated correction of actually correct decisions.
- Google Effect (aka Digital Amnesia): We tend to forget information that’s easily looked up in search engines.
- Reactance: We do the opposite of what we’re told, especially when we perceive threats to personal freedoms.
- Confirmation Bias: We tend to find and remember information that confirms our perceptions.
- Backfire Effect: Disproving evidence sometimes has the unwarranted effect of confirming our beliefs.
- Third-Person Effect: We believe that others are more affected by mass media consumption than we ourselves are.
- Belief Bias: We judge an argument’s strength not by how strongly it supports the conclusion but how plausible the conclusion is in our own minds.
- Availability Cascade: Tied to our need for social acceptance, collective beliefs gain more plausibility through public repetition.
- Declinism: We tent to romanticize the past and view the future negatively, believing that societies/institutions are by and large in decline.
- Status Quo Bias: We tend to prefer things to stay the same; changes from the baseline are considered to be a loss.
- Sunk Cost Fallacy (aka Escalation of Commitment): We invest more in things that have cost us something rather than altering our investments, even if we face negative outcomes.
- Gambler’s Fallacy: We think future possibilities are affected by past events.
- Zero-Risk Bias: We prefer to reduce small risks to zero, even if we can reduce more risk overall with another option.
- Framing Effect: We often draw different conclusions from the same information depending on how it’s presented.
- Stereotyping: We adopt generalized beliefs that members of a group will have certain characteristics, despite not having information about the individual.
- Outgroup Homogeneity Bias: We perceive out-group members as homogeneous and our own in-groups as more diverse.
- Authority Bias: We trust and are more often influenced by the opinions of authority figures.
- Placebo Effect: If we believe a treatment will work, it often will have a small physiological effect.
- Survivorship Bias: We tend to focus on those things that survived a process and overlook ones that failed.
- Tachypsychia: Our perceptions of time shift depending on trauma, drug use, and physical exertion.
- Law of Triviality (aka “Bike-Shedding”): We give disproportionate weight to trivial issues, often while avoiding more complex issues.
- Zeigarnik Effect: We remember incomplete tasks more than completed ones.
- IKEA Effect: We place higher value on things we partially created ourselves.
- Ben Franklin Effect: We like doing favors; we are more likely to do another favor for someone if we’ve already done a favor for them than if we had received a favor from that person.
- Bystander Effect: The more other people are around, the less likely we are to help a victim.
- Suggestibility: We, especially children, sometimes mistake ideas suggested by a questioner for memories.
- False Memory: We mistake imagination for real memories.
- Cryptomnesia: We mistake real memories for imagination.
- Clustering Illusion: We find patterns and “clusters” in random data.
- Pessimism Bias: We sometimes overestimate the likelihood of bad outcomes.
- Optimism Bias: We sometimes are over-optimistic about good outcomes.
- Blind Spot Bias: We don’t think we have bias, and we see it others more than ourselves.
Sau khi "ngộ" ra nhiều điều. đừng quên làm một bản full HD và treo ở sảnh văn phòng/công ty hay trên trần nhà bạn.
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!