Văn hóa của bà lão mù chữ và câu chuyện khiến tôi lặng đi

Chó ỉa đái lung tung, rác rưởi thì vứt tung tóe, đi ăn phở thì khạc nhổ bừa bãi, môi trường mạng thì đầy những abc-xyz ... quả nhiên không phải tự nhiên có người phải thốt lên "Không hiểu sao về Việt Nam mình thấy không khí khó thở hơn ở Mỹ".

Ngoại hay Nội thì không biết, nhưng mỗi khi như thế họ lại bảo nhau là đồ: "Vô Văn hóa"; "Không có Văn hóa"; ... Văn và Hóa là hai trong những môn học khiến chúng ta ngao ngán và dễ mất gốc nhất.

Không phải biết bắt đầu định nghĩa chính xác cho văn hóa ở đâu. Khái quát từ nhiều luồng cũng như các học giả cũng khó làm chúng ta thỏa mãn. Như anh UNESCO bảo là: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”

Mới đây, Hoa hậu Thùy Dung có chia sẻ về phát ngôn gây tranh cãi này. Cô thẳng thắn: “Gửi các anti fan, hãy nhớ rằng những gì các bạn trao đi: ghen ghét, đố kỵ, nói xấu… sẽ là chính những gì các bạn nhận lại. Tôi sẽ chỉ trao đi yêu thương và không ngừng tiếp tục trao đi yêu thương đến tất cả, cho tất cả... Các bạn có thể thích hoặc ghét một ai đó nhưng điều đó sẽ không ảnh hưởng gì đến tôi. Và tôi cũng không hoan nghênh các bạn có những suy nghĩ cảm xúc tiêu cực như vậy vì các bạn sẽ là người đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi chính các cảm xúc tiêu cực đó. Tôi sẽ không cố gắng làm vui lòng các bạn hay khiến các bạn trở nên yêu thích tôi hơn, đơn giản vì tôi không có nhu cầu. Tôi chưa bao giờ muốn là người nổi tiếng và đã dần từ bỏ danh vọng hào nhoáng ở thời điểm hiện tại. Chúc ai cũng có được niềm vui hạnh phúc và sự bình an trong trái tim”.

Còn wikipedia thì bảo là “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. 


Sau đây xin chia sẻ bài viết "Văn hóa của bà lão mù chữ và câu chuyện khiến tôi lặng đi" của ông Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng trên laodong.vn.

Câu chuyện về văn hóa lại đang được đặt ra hơn bao giờ hết, khi cuộc sống biến động, khi những trào lưu, tư duy sống chịu tác động mạnh mẽ từ văn hóa lai tạp, xâm lăng.

Tôi đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, và đặt cho họ câu hỏi: Văn hóa là gì? 

Trên hành trình ấy, tôi đã học được rất nhiều bài học xúc động về văn hóa, từ những người bình dân, giản dị, giữa cuộc đời. 

Câu chuyện về bao thuốc của mẹ 

Hồi đó cuối những năm 80 thế kỷ trước, có lần, tôi chở mẹ đi tìm mộ người thân trong gia đình bác trai – là anh của mẹ ở cánh đồng gần quê ngoại. Đây là lần thứ bao nhiêu, tôi chở mẹ đi, mà tìm hoài không thấy. 

Trưa nắng, hai mẹ con vào nghỉ ở một quán nước nằm chơ vơ giữa cánh đồng. Quán quê nghèo, vài lọ kẹo bột, dăm bao thuốc lá Sông Cầu, Điện Biên, Bông Sen. Mẹ tôi rút điếu thuốc Bông Sen, gọi bát nước chè tươi. Bà chủ quán nghiêng cán gáo rót nước chè vào bát sành bày trên cái chõng. 

“Mẹ hút thuốc? Lại uống cả chè tươi à?” - tôi ngạc nhiên hỏi. Mẹ tôi gật đầu. Ai quen mẹ tôi thì đều biết là bà thích chè mạn, cà phê và hút loại thuốc lá khá sang. Thời bao cấp, kinh tế gia đình tôi không giàu có gì nhưng có “nền tảng cơ bản” nên cuộc sống cũng không tệ.

Mẹ tôi châm một điều thuốc của bà lão để hút trong khi tôi vẫn thấy lấp ló bao thuốc vỏ vàng lấp ló ở miệng túi áo bà ba trắng mẹ đang mặc. Mẹ tôi hỏi rồi lặng lẽ quan sát, lắng nghe câu chuyện của bà lão, nhưng chả có thông tin nào liên quan đến mộ gia đình bác tôi. 

Trên đường về, mẹ tôi giải thích: “Người ta bán quán, cả ngày mới có vài khách tới. Mình vào hỏi chuyện, nước không uống, hút thuốc của mình mang theo thì còn mặt mũi nào nhìn họ nữa”. 

Tôi bảo: “Mẹ đâu cần phải vậy. Cho bà ấy mấy đồng là được rồi”. Mẹ tôi nói: “Cho chắc gì người ta đã nhận. Nếu nhận rồi thì lần sau mình tới, người ta lại phải bán câu chuyện làm quà. Không có chuyện thật, có khi phải bịa ra chuyện để được lòng mình. Hãy để họ được chân chất như họ vốn thế”. 

Tôi học thêm được một bài học từ mẹ. 


Câu chuyện về bà lão mù chữ 

Có lần, tôi phỏng vấn các bạn sinh viên mấy trường Đại học cứ cuối tuần hoặc ngày lễ lại mua rượu, bia, nước ngọt, đậu phộng, bánh kẹo ra bãi cỏ giữa đường Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt để “quẩy”. Các bạn đàn hát, nhảy nhót và ăn nhậu. 

Tôi quay hình và phỏng vấn các bạn đúng một câu: Văn hoá là gì? Tất nhiên là tôi nhận được từ các bạn sinh viên nhiều định nghĩa khác nhau từ hàn lâm đến dân dã, từ bác học đến cà chớn... nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy thoả mãn với những câu trả lời. 

Sáng hôm sau tôi dậy sớm đi quay những người lao công phải hì hục dọn đống rác ngập ngụa các bạn sinh viên để lại trên đám cỏ nát bét sau đêm “quẩy”. 

Khi đang quay dở dang phóng sự đó, tôi gặp một bà lão già nhà quê quét lá tre ngoài ngõ. Bà quét ngõ mình và quét luôn ngõ nhà hàng xóm rồi vun lại đốt. Bà dạy các cháu nhỏ quét nhà, nấu cơm, pha trà, têm trầu, hát chèo... rất bài bản. 

Tôi lại hỏi bà: Văn hoá là gì? Bà bảo: "Tôi làm gì có văn hoá mà cậu hỏi. Tôi còn chả biết chữ". 

Rồi tôi phỏng vấn một người viết nhiều văn bia trên khắp cả nước, một giáo sư khả kính ở gần nhà, vẫn một câu hỏi tương tự: “Văn hóa là gì?”. Giáo sư trầm ngâm lắm, chả ai hỏi ông vậy bao giờ. Rồi ông bảo tôi cứ về, hôm nào ông có câu trả lời thì ông gọi. 

Bẵng đi cả tháng, một hôm điện thoại kêu reng, tôi sang nhà ông, đặt máy quay, đặt micro, trong lúc ông chỉnh tề chỉnh lại bộ đồ ở nhà bằng đũi trắng, tiên phong đạo cốt, uống trà rồi thủng thẳng đáp: “Văn hoá là mọi hành vi, để loài vật tiến hoá thành loài Người”. 

Tôi lặng đi. Câu trả lời của ông khiến tôi không còn thắc mắc gì nữa.


".. Tất nhiên, chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người mà chăm lo riêng cho bộ da của mình ..."


Mọi góc nhìn khác nhau, dưới lăng kính khác nhau đều cho một phần câu trả lời. Ấy thế nên, khi chửi vào mặt người không có văn hóa, chúng ta luôn gán ghép hình ảnh con vật vào như: Đồ con chó; cái loại cục xúc; ngu không khác gì con lợn; đồ mèo mả gà đồng; loại con giáp 13 cướp chồng; nhục như chó; loại chó cái; son of bitch; go to hell, dogs... 

Một số loại biến thể của văn hóa được hình thành và phát triển như:
  • Văn hóa đọc sách
  • Văn hóa tham gia giao thông
  • Văn hóa nơi công sở, doanh nghiệp, nhà trường, lớp học
  • Văn hóa nơi công cộng
  • Văn hóa khi ăn uống
  • Văn hóa ứng xử khi tham gia mạng xã hội
  • Văn hóa quà biếu/ quà tết
  • Xây dựng gia đình văn hóa
  • ....

Loài vật cũng đang cố gắng phát triển không ngừng để gần hơn với hành vi con người. Còn con người lại phải phát triển lên một tầm cao mới, có văn hóa hơn, đang tìm cách dìm nhau giống con vật hơn để hoàn thiện mình.

Chuyện Tử tế nhìn đâu cũng thấy triết lý, lời nào cũng thắt lòng, nghĩ mà xót xa. Bạn thích câu nào trong đấy thì giữ trong tâm. Khi ấy, hãy quyết định bấm nút hay không để xóa sạch "bọn rác rưởi" ở tàu bên cạnh nhé.

lời nhắn nhủ

Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

Mới hơn Cũ hơn