Giao thông và giao thoa văn hóa mang lại những nét mới, giữ được hiện trạng, sàng lọc cái hay cái dở. Ngày càng làm đẹp và phong phú nhân sinh quan mỗi tế bào và xã hội. Và ngôn ngữ là cầu nối, là biểu hiện rõ ràng và dễ dàng cảm nhận bằng các giác quan được.
Ngày kỷ niệm mấy tay buôn "một vốn bốn lời" vừa qua, nhưng ta có thể thấy các sản phẩm có tính quốc tế nó ảnh hưởng lớn mạnh đến tiêu thụ sản phẩm thế nào.
Từ điển tiếng Việt - Việt
"Quyển từ điển đã được biên soạn trên cơ sở gần ba triệu phiếu tư liệu của Viện Ngôn ngữ học. Về thực chất nó là quyển từ điển đã được xuất bản tập I (A-C) trước đây dưới tên gọi Từ điển tiếng Việt phổ thông (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975), nhưng có phần nào đơn giản hơn, đặc biệt về mặt các thí dụ (không có thí dụ trích dẫn nguyên văn ở các tác phẩm văn học, những thí dụ loại này thật ra chỉ thích hợp với loại từ điển cỡ lớn nhiều tập). Mặt khác nó cố gắng phản ánh đầy đủ hơn tình hình phát triển của tiếng Việt hiện đại với một số biến đổi đã hoặc đang diễn ra trong chuẩn từ vựng và chuẩn chính tả". - Trích Lời nói đầu (bản in lần thứ nhất).
"Chửi cha không bằng pha tiếng" chả khác gì để bố mẹ cày lưng cho ăn cho
học, cho hát, lớn lên make it complicated,
đổi nghệ danh để enjoy cái moment của bản thân. Bán rẻ lòng tự trọng của bản thân, nhân
cách, nguồn cội.
"I forgive, but I cannot yet forget"
Cố Giáo sư Trần Văn Khê luôn ngạc nhiên vì sao lớp trẻ cứ phải dùng tiếng Tây, tiếng Anh trong giao tiếp. Ông không hiểu vì sao các bạn trẻ lại nói "Tôi sắp đi France" thay vì "Tôi sắp đi Pháp", hay nói "Con đến để say hello thầy rồi con đi business vài ngày" thay vì "Con đến để chào thầy rồi con đi công tác vài ngày".
Ông viết thư cho con cháu trong gia đình bằng tiếng Việt, ông luôn nghĩ về nguồn cội bằng việc làm thơ, viết báo bằng tiếng Việt. Và ông trước sau vẫn chỉ dùng duy nhất một cái tên Trần Văn Khê do cha mẹ đặt cho.
Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút sách... thì làm sao biết được đến văn chương? - Giáo sư Trần Văn Khê nói tại Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964
Bao
công trình nghiên cứu khoa học, thay đổi chữ viết để phù hợp với sự thay đổi của công nghệ, sự phát
triển, giao thương hội nhập, cải cách giáo dục ... đều bị cho ra bã không ít
lần. Càng cho thấy bề dày lịch sử mấy nghìn năm không dễ gì thay thế, chỉ có
thêm yêu thêm tự hào chứ không thể để lai căng, xẩm xít, pha tạp được.
Giá trị văn hóa
Tiếp cận ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng luôn có nhiều cách khác nhau. Mỗi quốc gia, nền văn minh đều giữ cho mình hồn sắc trong nó. Lấy ví dụ như Anh ngữ, đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu; Hay thủ ngữ là tiếng nói của những người khiếm thính; văn hóa đại chúng Nam Hàn đang bay cao bay xa trên tóp các bảng xếp hạng âm nhạc Mỹ và thế giới.
Bất kỳ quốc gia nào cũng muốn ngôn ngữ của họ rộng khắp, thì tại sao không phải là Tiếng Việt, không phải là ca dao tục ngữ, không phải là lời hát ru, không phải là dân ca các vùng miền,...
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!