Không cần là những lời yêu thương, những món quà đắt tiền, những bộ trang sức lấp lánh, những bó hoa rực rỡ. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, chúng ta không thể kể hết những đóng góp và hy sinh của người Phụ nữ Việt Nam.
Thôi không để các nữ anh hùng dân tộc, các bà, các mẹ,...hy sinh phải rầu lòng vì đương thời cung đấu, sẵn tiện bán hóa, sale off bùng nổ. Chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh của những người "phụ nữ đảm việc nước, giỏi việc nhà" hết mình vì gia đình, toàn vẹn vì công việc.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".
Thời kỳ dựng nước
Không chỉ là tình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Phụ nữ Việt Nam để lại cả một thiên hùng ca về hình ảnh những nữ tướng dám đứng lên chống lại ách độ hộ của phương Bắc. Dựng lên lá cờ khởi nghĩa, đòi lại chủ quyền cho dân tộc.
Hình ảnh đánh cho giặc ngoại xâm phải cắt tóc, cạo râu, vứt bỏ ấn tín, trà trộn vào đám loạn quân để chạyvề nước là một trong những điển tích oai hùng của phụ nữ Việt Nam.
- Trưng Trắc và Trưng Nhị: Một xin rửa sạch nước thù / Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng.
- Lê Chân: Không chỉ có công đánh giặc cứu nước, bà còn có công chiêu mộ dân phu, khai khẩn đất hoang, lập vùng đất thuộc TP Hải Phòng ngày nay.
- Lê Thị Hoa: Thề trả mối thù với Tô Định, trừ khử giặc Bắc / Giữ nghĩa phò Trưng Vương, khôi phục nước Nam.
- Triệu Thị Trinh: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người"
Nhận xét về bà, chính sử nhà Nguyễn viết: "Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng".
- Dương Khoan Khoáng: Các triều đại sau này truy phong bà làm “Đệ nhị á nương Khoan Khoáng đại vương mỹ mạo linh dung”
- Phạm Thị Uyển: Hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử nước ta từng cầm quân đánh giặc.
- Ngọc Dung công chúa: Khi Lê Lợi lên ngôi vua, đã truy phong bà là “Biển thức đoan trang, trinh thục từ hòa, đoan chính Phương Nương đại vương”, cho lập đền thờ phụng. Người dân tôn bà là thành hoàng với duệ hiệu là “Thánh mẫu, đương cảnh Thành hoàng Ngọc Dung công chúa”
- Nguyễn Thị Bành: đóng giả thành nam nhi để ra trận luôn sát cánh cùng chồng Nguyễn Chích
- Bùi Thị Xuân: Cả 2 góp công lớn, giúp vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm (năm 1785) và quân Thanh (năm 1789).
Không thể kể hết những nữ anh hùng dân tộc trong lịch sử. Nhưng có thể thấy,
vai trò của người Phụ nữ Việt Nam là không thể thay thế, luôn hy sinh, vì
nghĩa lớn, chí khí ngất trời vì nghiệp lớn của đất nước, quê hương, dân
tộc.
Thời kỳ giữ nước
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Không có ai thấu hiểu nỗi đau mất mát, hy sinh, vết thương lòng hằn sâu của hàng triệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Cờ hoa, kỷ niệm, tượng đại, bằng khen, danh hiệu,... tất cả không thể mang những người con trở lại. Nhưng các bà, các mẹ lại có những đứa con mới, đứa con tự do của đất nước hòa bình.
Nguyễn Thị Định: Nữ tướng đầu tiên thế kỷ XX, xứng đáng với 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phó tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”.
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!