Cầu sang Sông Hồng đỏ nặng phù sa

Không chỉ là huyết mạch giao thông, những cây cầu bắc qua Sông Hồng còn là minh chứng lịch sử, dấu ấn "tình đầu" và kết thúc của không ít những mối tình không hồi cứu vãn.

Góp phần quan trọng vào đời sống sản xuất cho châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Sông Hồng còn làm nên một cảnh quan vô cùng đẹp cho vùng đồng bằng Bắc Bộ: "Một con Rồng đỏ uốn lượn hùng dũng và sinh động."

nhung-cay-cau-bac-qua-song-hong-huyet-mach-thu-do

Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa và xã hội. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Thủ đô Hà Nội ngày càng to đẹp và giầu mạnh hơn. Địa bàn thủ đô Hà Nội ngày càng được mở rộng địa giới hành chính, biến trung tâm Hà Nội sẽ trở thành 'hạt nhân' kết nối? 


    Và những cây cầu qua sông chính là những huyết mạch đó.

    “Bài thơ “Chị tôi” là của một cựu sinh viên trường Xây dựng sáng tác. Sau năm 1980, bài thơ này được Trần Tiến sử dụng để viết thành ca khúc nổi tiếng về số phận của những người thôn nữ. Đây là một tặng phẩm mà Trần Tiến đã gửi tặng người dân làng cổ Trường Yên (Hoa Lư - Ninh Bình), nơi có địa danh Cầu Đông nổi tiếng.

    Sau đây là danh sách những cây cầu đã, đang và dự kiến bắc qua sông. Tạo nên một diện mạo mới cho thủ đô Hà Nội - Trái tim của cả nước

    1 / Cầu Long Biên

    Cầu do Pháp xây dựng (1898–1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: '1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.


    Cầu Long Biên (21°02′36″B 105°51′32″Đ) Cầu Long Biên là cầu bắc qua sông Hồng. Đây là cây cầu thép đầu tiên xây dựng bắc qua Sông Hồng. Có 01 làn đường sắt ở giữa, 02 làn xe cơ giới và 02 làn đi bộ; Cầu còn có nickname là Cầu Bồ Đề với tổng chiều dài: 2.290 m; Rộng: 30,6 m; Cao : 43,5 m; Tổng thầu: Daydé & Pillé; Khởi công: 1898 và đã thông xe năm 1902 đến nay.

    2 / Cầu Chương Dương

    Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.


    Cầu Chương Dương (21°02′B 105°52′Đ) đã đi vào lịch sử với tên tuổi đồng chí Bùi Danh Lưu. Trả lời về việc thuyết phục thành công cấp trên thay đổi quyết định ông nói: "Bên cạnh những lý lẽ khoa học thì đặc biệt là phải hết sức công tâm vì nước, vì dân. Bởi tiền chúng ta xây cầu cũng là tiền của dân mà".

    Khởi công từ 10/10/1983 và thông xe ngày 30/06/1985, đây là Cầu thép & bê tông với 2 làn một chiều ở giữa và hai làn hỗn hợp hai bên. Người đi từ Thủ đô sang Nguyễn Văn Cừ cần chú ý biển bảo để không phải xin các anh CSGT.

    3 / Cầu Thăng Long

    Cầu Thăng Long, còn gọi là Cầu Hữu Nghị Việt Xô là cây cầu bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300. Hiện nay nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm. Cây cầu này có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là công trình thế kỷ của quan hệ Liên Xô - Việt Nam.



    Cầu Thăng Long (21°06′B 105°47′Đ) - biểu tượng "Cầu hữu nghị Việt - Xô" tại đầu cầu Thăng Long với tấm biển đồng: "Cầu Thăng Long được xây dựng với sự viện trợ không hoàn lại của Liên Xô 1985". Kết cấu cầu chính bằng kết cấu thép, dẫn bằng dầm bê tông cốt thép. Khởi công từ 26-11-1974 đến khi thông xe 09-5-1985; Tuy không chính thức nhưng theo đánh giá của các chuyên gia cả trong và ngoài nước thì tại thời điểm hoàn thành cầu Thăng Long vào năm 1985 thì trị giá cây cầu này khi đó ước tính khoảng 250- 270 triệu đô la Mỹ

    Cầu xây xong đã lâu 

    Với ba chiếc cầu hay qua lại và được để ý nhất, còn những chiếc cầu khác mà nếu không lượn xa ra nữa thì chắc chả mấy khi các bạn để tâm đến. Sau phần "Chị vẫn chưa lấy chồng"  sẽ là những cây cầu đó.

    Nhà tôi trên bến sông   /  Có chiếc cầu nhỏ cong cong 
    Hàng cau dưới nắng trong  / Lá trầu không
    Chị tôi trông dễ thương  / Bán rau chợ Cầu Đông, ới a
    Chị tôi chưa có chồng

    Người con gái lưng ong / Có bao chàng thầm mong theo
    Mẹ giục con gái yêu / "Lấy chồng đi!"
    Chị thương hai đứa em / Với mẹ già còn đau, ới a
    Chị chưa muốn lấy chồng

    Rồi mẹ tôi khuất xa / Chúng tôi không còn thơ ngây
    Chị lại lo các em chuyện chồng con / Ngày chia tay bến sông
    Thấy chị buồn mà thương, í a / Chị vẫn chưa có chồng


    Rồi một đêm sáng trăng / Có một người đàn ông qua
    Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông / Nhìn chị tôi dễ thương
    Mới đem lòng cầu hôn, í a  / Chị cũng muốn lấy chồng

    Cầu xây xong đã lâu / Không thấy người về đưa dâu
    Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa /  Hàng cau đau trái cau
    Bao lá trầu buồn rơi theo / Chị vẫn chưa có chồng

    Nhiều năm xa cách xa / Tôi trở về làng quê thăm
    Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô / Mộ chị tôi bé xinh
    Đứng bên cầu lẻ lôi, ới a / Mộ người chưa có chồng

    Chị tôi chưa lấy chồng

    4 / Cầu Thanh Trì

    Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Thạch Bàn, Long Biên


    Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư khởi công từ năm 2002 đến năm 2007 hoàn thành. Với kết cấu Cầu bê tông cốt thép dự ứng lực liên tục nhiều nhịp, đúc hẫng có tổng chiều dài 3.084 m, Rộng 33 m, Cao 30 m với 6 làn xe (bốn làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 80 km/giờ. 

    5 / Cầu Nhật Tân

    Cầu Nhật Tân là một cây cầu tại thủ đô Hà Nội, đây là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện tại được xây dựng. Cầu Nhật Tân là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, cũng là cây cầu hiện đại nhất trong các cây cầu của Hà Nội.


    Cầu Nhật Tân (21,085381°B 105,825291°Đ) được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô; 5 cánh hoa đào của làng đào; 5 cánh hoa anh đào Nhật Bản, tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, nên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong thời điểm đó - ông Hiroshi Fukada - cũng đã đưa ra ý kiến đổi tên cầu thành "cầu hữu nghị Việt - Nhật".

    Cầu cho tổng chiều dài 3900m, với 8 làn xe, khởi công tháng 3 năm 2009 với chi phí 13,500 tỷ đồng và đã thông xe 4 tháng 1 năm 2015.

    6 / Cầu Vĩnh Tuy

    Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng thuộc tuyến vành đai 2, trên địa bàn hai quận Hai Bà Trưng và Long Biên, thành phố Hà Nội. Điểm đầu cách Ngã 3 Minh Khai (thuộc phường Minh Khai) khoảng 275m và điểm cuối vượt qua quốc lộ 5 tại Km2+630 (Lý trình quốc lộ 5) khoảng 400m về phía khu đô thị Sài Đồng. 


    Tháng 1/2021, dự án cầu Vĩnh Tuy 2 đã được khởi công với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng; chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và UBND TP Hà Nội.

    • Cầu Long Biên được gọi là con rồng thép, mang ý nghĩa thành phố vì hoà bình và  là 1 trong 4 cây cầu thép còn lại trên thế giới
    • Cầu Thăng Long là biểu tượng của chủ nghĩa xã hội - hữu nghị Việt Nam và Liên Xô
    • Cầu Chương Dương là cây cầu Việt Nam tự lực thiết kế, tự tay làm ra. Cây cầu này phát huy nội lực của Hà Nội.
    • Cầu Vĩnh Tuy được Việt Nam thiết kế, tự làm để giảm áp lực cho giao thông của Hà Nội. 
    • Cầu Thanh Trì được xây dựng trong giai đoạn chúng ta mở rộng hợp tác với bên ngoài, mang dấu ấn hội nhập quốc tế của Hà Nội.
    • Cầu Nhật Tân được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô và quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

    Mỗi cây cầu  không chỉ chứa đựng "linh hồn", "chất xám", "nội lực", "khối óc",... và "con tim"  của những kỹ sư, công nhân cầu đường, mà còn là "trí tuệ" và "mơ ước" làm chủ và xây dựng đất nước giầu mạnh, thủ đô hòa bình của nhân dân ta..


    Theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cầu qua sông Hồng và sông Đuống. Trong đó, 10 cây cầu lớn vượt sông Hồng gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và cầu Phú Xuyên.

    Việc xây dựng các cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống được đánh giá ngoài việc khép kín và tạo sự liên kết các tuyến đường vành đai 3, 3,5 và 4 còn giữ vai trò quan trọng trong việc mở thêm hướng phát triển đô thị Hà Nội về phía Bắc sông Hồng.

    lời nhắn nhủ

    Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

    Mới hơn Cũ hơn