Khi nhắc đến Mockup hay Mock-up thì các Thiết kế viên/Designer đều biết sẽ phải làm gì. Đơn giản là biến những thiết kế áp ứng dụng thực tế cụ thể như: A4, tờ rơi, băng rôn, standee, phướn, namecard, bút, cốc, áo mưa, decal xe ô tô, ...
Với việc thực hiện hóa thiết kế lên các ứng dụng khác nhau. Góp phần cho khách hàng hiểu được mục địch sử dụng sản phẩm. Thiết kế viên từ đó hoàn thành và xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu của thiết kế của mình. Có Mockup chuyên nghiệp và chau truốt bao nhiêu, sẽ tăng độ thuyết phục để Khách hàng dốc hầu bao bấy nhiêu.
1. Mockup có thật sự cần thiết?
Nếu là tay ngang, hoặc mới tập tọe theo nghiệp "thiết kế hộ" cho người thân và bạn bè. Thì vẽ ra càng nhiều, chỉ khiến họ choáng ngợp với khả năng và công sức của bạn. Bạn sẽ nhận được thêm nhưng lời khen, lời cảm ơn thống thiết, ... cùng những người bạn hàng mới như: Người yêu, chú người yêu, bạn hàng xóm, chị họ bán quần áo online, đứa bạn mới thành lập công ty,...
Còn thực sự đã đang và trong nghề. Mockup các mẫu thiết kế đi kèm với thuyết trình hay demo cho Khách hàng thế hiện sự chuyên nghiệp, nhất quán trong cách thể hiện. Nâng tầm giá trị thì chuyển tiền mới nhanh.
Dẫu là thế, nhưng hầu hết các Thiết kế viên đều giao thoa giữa hai quyết định trên. Vậy thì tội gì không kiếm nguồn tài nguyên Mockup được thiết kế sẵn, bởi chính những chuyên gia Đồ họa trên Google. Nhàn - Nhẹ - Mịn
2. Phân loại Mockup
Với việc "thực hiện hóa" thiết kế hay demo tác phẩm đồ họa. Mockup được chia thành ba loại riêng: Phục vụ in ấn; Thiết kế kỹ thuật số hay Ứng dụng công nghiệp.
Phục vụ ấn phẩm và in ấn: nhận diện thương hiệu, poster, leaflet, tờ rơi, giấy in, kẹp tài liệu, folder, đồng phục...
Phục vụ thiết kế kỹ thuật số: là các website, phần mềm, app trên điện thoại, máy tính, ..
Phục vụ sản xuất công nghiệp: hiện thực hóa sản phẩm bằng mẫu thật trước đi đem vào sản xuất hàng loạt (đây cũng là lý do phải duyệt thật kỹ nội dung, màu sắc, chi tiết sản phẩm trước khi đi vào sản xuất)
Nếu tham dự bài thi tốt nghiệp, ở các trường về đồ họa ứng dụng, thì các Mockup "hiện thực hóa" này gần gũi với những gì mà các sinh viên đã tạo ra. Bạn mới thấy Mockup thật sự nó đẹp và thật như thế nào.
3. Thiết kế Mockup hay Tìm nguồn Mockup
Như nói ở trên, tay mơ và tay chuyên khác hẳn nhau. Việc mà nhiều thì kiếm nguồn về cho lẹ: Mới vào việc, muốn đam mê thì cất công một chút; Còn nếu làm hộ thì thôi xin, lên google nhé.
Vẫn là hàng Free có sẵn ở nhiều trang đồ họa uy tín. Nếu thấy quá thân thuộc những Mockup này. Xin hãy dành một ít donate tới nhưng nhà thiết kế vì sự đóng góp của họ.
Một số trang Mockup có thể tham khảo và lấy cảm hứng như:
Có file Mockup thì dễ rồi. Chỉ cần thay đổi thiết kế thôi. Còn nếu muốn thiết kế riêng file Mockup để sử dụng và chia sẻ tới cộng đồng thì hãy bắt tay vào việc. Nên nhớ: "Không được đánh khách hàng"
4. Adobe Dimension hiện thực hóa thiết kế của bạn.
Được giới thiệu vào năm 2017, Adobe Dimension giúp thiết kế dựng hình 3D thật dễ dàng. Sau đó dùng thiết kế và áp vật liệu vào hình 3D đó. Thế là ta có một sản phẩm như thật.
Hiện tại, không thấy Adobe Dimension được giới thiệu phiên bản mới nữa. Nhưng những bài học và hướng dẫn sử dụng Adobe Dimension có khác nhiều trên youtube và các khóa học đồ họa.
Vậy là việc quyết định dành thời gian để Mockup thiết kế hay không tùy thuộc vào túi tiền của Khách hàng và sự chuyên tâm của chính các Thiết kế
viên. Còn bạn, có thích tự thiết kế những mẫu Mockup riêng có hay google như
tôi?
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!