Tổng hợp 19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất

Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 do Bộ Y Tế ban hành gồm 19 bệnh nền. Đây là những bệnh có nguy cơ mắc Covid 19 mà chúng ta cần biết. Thực hiện tốt thông điệp 5T để tự bảo vệ bản thân và gia đình là hết sức cần thiết.

Quyết định số 3646/QĐ-BYT về việc Ban hành Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 chỉ ra 19 Bệnh nền; Được phần cấp từ Thấp đến Cao; có nguy cơ mắc Covid. Vậy bệnh nền là gì? Những bệnh nền cần được lưu ý?


    :: Bệnh nền là gì?

    Bệnh nền được hiểu là bệnh hoặc nhóm bệnh có sẵn, người bệnh luôn cần được điều trị (uống thuốc, thăm khám, điều trị). Tùy theo yếu tố miễn dịch bệnh nền được chia thành 3 nhóm.
    Nhóm 1: Nhóm chuyển hóa thường gây ra do tiểu đường và dư cân. Tiểu đường thường là tiểu đường tuýp II. 
    Nhóm 2: Nhóm bệnh lý về phổi như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính. Đó là 2 nhóm bệnh làm đường thở giảm khả năng vận chuyển của các lông chuyển, gây ho hen, ứ đàm… đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi, nảy nở.
    Nhóm 3: Nhóm bệnh tim mạch như bệnh lý mạch vành, tim mãn tính với những người suy tim.
    Nguồn: https://vnvc.vn/

    Tuy không phải bệnh lây nhưng bệnh nền với hệ miễn dịch kém. Bệnh nhận có bệnh nên khi mấc Covid 19 sẽ diễn biến nhanh và có nguy cơ hơn. Vậy 19 bệnh nền này là gì?


    DANH SÁCH 19 BỆNH NỀN

    1. Đái tháo đường

    Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,...

    Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2
    Ký hiệu: 3646/QĐ-BYT
    Ngày ban hành: 31/07/2021
     

    2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, COAD hay COLD) là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Nó thường diễn tiến xấu dần theo thời gian. Các triệu chứng chính bao gồm khó thở, ho và sinh đờm. Đa số bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có COPD.

    3. Ung thư 

    (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)
    Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể (di căn). Không phải tất cả các khối u đều là ung thư. Một số dấu hiệu và triệu chứng của khối u ác tính bao gồm chảy máu bất thường, ho kéo dài không rõ nguyên nhân, sụt cân và những bất thường trong đại tiểu tiện. Mặc dù các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của ung thư, chúng cũng có thể có các nguyên nhân khác.Hiện nay có khoảng hơn 100 loại ung thư ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

    4. Bệnh thận mạn tính

    Bệnh thận mạn tính là một loại bệnh thận, trong đó có sự mất dần chức năng thận trong khoảng thời gian vài tháng hoặc nhiều năm. Giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Sau đó, sưng chân, cảm thấy mệt mỏi, nôn mửa, chán ăn hoặc nhầm lẫn có thể phát triển.

    5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

    Cấy ghép nội tạng là việc di chuyển nội tạng từ người này sang người khác ... nó (ví dụ bao gồm ghép tế bào gốc tạo máu và lưu trữ máu trước phẫu thuật)
    Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học ...


    6. Béo phì, thừa cân

    Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30.

    7. Bệnh tim mạch 

    Bệnh tim mạch là một nhóm bệnh liên quan đến tim hoặc mạch máu.[2] Bệnh tim mạch bao gồm các bệnh động mạch vành như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim (thường được gọi là đau tim).[2] Các bệnh tim mạch khác bao gồm đột quỵ, suy tim, bệnh tim tăng huyết áp, bệnh thấp tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, dị tật tim bẩm sinh, bệnh van tim, viêm tim, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh huyết khối và huyết khối tĩnh mạch

    8. Bệnh lý mạch máu não

    Bệnh mạch máu não liên quan với các cơ chế cơ chế bệnh sinh khác nhau. Bệnh của động mạch lớn là nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu não ở các nước phát triển. Bệnh lý chính là huyết khối trên nền vữa xơ mạch máu , tuy nhiên cũng có thể gặp các bệnh khác như bóc tách động mạch, viêm mạch và bệnh moyamoya.

    9. Hội chứng Down

    Hội chứng Down là bất thường của nhiễm sắc thể số 21 có thể gây ra khuyết tật về trí tuệ, não nhỏ, tầm vóc thấp, và bộ mặt đặc trưng. Chẩn đoán được nghĩ đến khi có những bất thường về đặc điểm hình thể, phát triển bất thường và được xác định chẩn đoán bằng nhiễm sắc thể. Điều trị phụ thuộc vào biểu hiện và bất thường cụ thể.

    10. HIV/AIDS

    Hội chứng nhiễm virut làm suy giảm miễn dịch ở người (viết tắt HIV/AIDS); tiếng Anh: human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome; hoặc SIDA theo tiếng Pháp Syndrome d'immunodéficience acquise), còn gọi là bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng), là một dạng bệnh tấn công vào hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV)

    11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ

    Sa sút trí tuệ là sự suy giảm nhận thức mạn tính, toàn bộ, thường không thể hồi phục được. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng; xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để xác định các nguyên nhân có thể điều trị được. Điều trị chỉ mang tính chất hỗ trợ. Chất ức chế cholinesterase đôi khi có thể tạm thời cải thiện chức năng nhận thức.

    12. Bệnh hồng cầu hình liềm

    Bệnh hồng cầu liềm (bệnh huyết sắc tố-xem Bệnh huyết sắc tố) gây ra chứng thiếu máu tan máu mạn tính xảy ra hầu như chỉ ở người da đen. Nguyên nhân do di truyền đồng hợp tử Hb S. Hồng cầu liềm gây tắc mạch và tan máu, dẫn đến các cơn đau nghiêm trọng, thiếu máu cục bộ, và các biến chứng có hệ thống khác




    13. Bệnh hen suyễn

    Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào. Biểu hiện là phản ứng tắc nghẽn phế quản gây hẹp đường hô hấp có hồi phục do được kích thích bởi sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc. Hen có 2 đặc tính then chốt: bệnh sử các triệu chứng hô hấp (ho, khò khè, khó thở, nặng ngực) biến đổi theo thời gian và độ nặng, và sự giới hạn dòng khí thở ra có thể thay đổi

    14. Tăng huyết áp

    Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp hay là lên tăng-xông, từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh mạch vành.

    Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên.Ăn kiêng và thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy vẫn có thể cần điều trị kèm bằng thuốc ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến huyết áp mục tiêu.

    15. Thiếu hụt miễn dịch

    Một đứa trẻ, hay một người lớn, sẽ bị nghi ngờ là thiếu hụt miễn dịch (THMD) khi trên cơ thể xuất hiện những nhiễm trùng lặp đi lặp lại, tồn tại kéo dài, trầm trọng hoặc bất thường. Thiếu hụt miễn dịch có thể chia thành tiên phát hoặc thứ phát, và có thể xảy ra theo cơ chế đặc hiệu hoặc không đặc hiệu. Tuy nhiên, có nhiều thiếu hụt có thể mơ hồ, thoáng qua hoặc không phân loại được. 

    16. Bệnh gan

    Bệnh gan (liver disease, hepatic disease) là một loại tổn thương hoặc bệnh trong gan.Bất cứ khi nào quá trình của bệnh tật kéo dài, bệnh gan mãn tính sẽ xảy ra. 

    17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

    Rối loạn sử dụng chất gây nghiện (SUD), còn được gọi là rối loạn sử dụng chất/thuốc, là một tình trạng y tế trong đó việc sử dụng một hoặc nhiều chất dẫn đến suy yếu hoặc suy yếu đáng kể về mặt lâm sàng.

    18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác


    Thuốc ức chế miễn dịch là những thuốc ức chế hoặc ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch. Chúng được sử dụng trong liệu pháp ức chế miễn dịch để:
    • Ngăn chặn sự từ chối của các cơ quan và mô cấy ghép (ví dụ: tủy xương, tim, thận, gan)
    • Điều trị các bệnh tự miễn hoặc các bệnh có khả năng có nguồn gốc tự miễn (ví dụ: viêm khớp dạng thấp, xơ cứng rải rác, bệnh nhược cơ, bệnh vẩy nến, bạch biến, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Crohn, bệnh Behçet, và viêm loét đại tràng). 
    • Điều trị một số bệnh viêm không tự miễn khác (ví dụ: hen phế quản), viêm cột sống dính khớp.


    19.
    Các loại bệnh hệ thống



    Trên đây là 19 bệnh nền có thể nguy cơ cao khi mắc Covid 19. Hãy chung tay chống đại dịch và chăm sóc bản thân thật tốt. Chúng ta tự tin sẽ đánh bại Covid 19. Đừng quên cài đặt App NCOVI và Blue Zone để tạo vùng xanh an toàn cho bạn, gia đình và xã hội.

    lời nhắn nhủ

    Cảm ơn bạn đã để lại Trí Khôn nơi tăm tối này! Chúc một ngày với tốt lành đến với bạn và người thân!

    Mới hơn Cũ hơn